Trung tâm Giám định xây dựng tỉnh Lào Cai

http://giamdinhlaocai.com


Dự án: Sửa chữa nâng cao an toàn đập WB tỉnh Lào Cai theo quy định nhà tài trợ

Trung tâm Giám định chất lượng xây dựng tỉnh Lào Cai là đơn vị tư vấn thực hiện các gói thầu: Tư vấn thẩm tra hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dự toán; Tư vấn Giám sát thi công xây dựng công trình
ảnh minh họa

1. Giới thiệu chung về dự án:

Chính phủ đã nhận được một khoản vay từ Ngân hàng thế giới để thực hiện một dự án với tên gọi Dự án Sửa chữa và Nâng cao An toàn đập Việt Nam (gọi tắt Dự án DRSIP) nhằm hỗ trợ thực hiện Đề án Bảo đảm an toàn hồ chứa thông qua khôi phục và nâng cấp các đập ưu tiên, tăng cường năng lực quản lý và hoạt động an toàn đập để bảo vệ các cộng đồng hạ lưu và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Dự án được thực hiện tại 34 tỉnh bao gồm: Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lào Cai, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Tây Ninh.

Dự án được xác định trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp, mức độ rủi ro thiên tai ngày càng lớn cũng như tầm quan trọng của việc phát triển nguồn tài nguyên nước. Việt Nam đã đầu tư vào hệ thống thủy lợi nói chung, và hệ thống hồ đập trên khắp cả nước. Nhiều hồ đập được xây dựng từ những năm 1960 – 1980, với khảo sát kỹ thuật hạn chế, thiết kế thiếu và thi công chất lượng kém. Bên cạnh đó, công tác quản lý vận hành và bảo trì không được quan tâm đúng mức, kết quả là nhiều hồ đập đã xuống cấp, mức độ an toàn đập thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế, rủi ro đáng kể tới an toàn của con người và ảnh hưởng đến kinh tế các khu vực hạ lưu đập.

Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn (MARD) là đơn vị đại diện của Chính phủ Việt Nam chịu trách nhiệm về toàn bộ dự án. Ban Quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi (CPO) thay mặt MARD để điều hành và quản lý dự án. CPO thành lập Ban Quản lý Dự án Trung ương (CPMU) nhằm đảm nhận công tác quản lý, hỗ trợ và điều phối việc thực hiện dự án giữa WB, các tỉnh tham gia dự án và các đơn vị chức năng của MARD. Các UBND tỉnh tham gia dự án sẽ chịu trách nhiệm thực hiện dự án trên địa bàn của tỉnh mình. Các Ban Quản lý dự án cấp tỉnh (PPMU) được UBND tỉnh thành lập và chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các công tác đấu thầu, giám sát xây dựng, thực hiện các chính sách an toàn của dự án.

2. Mục tiêu của Dự án:

Hỗ trợ thực hiện Đề án Bảo đảm an toàn hồ chứa thông qua khôi phục và nâng cấp các đập ưu tiên, tăng cường năng lực quản lý và hoạt động an toàn đập để bảo vệ các cộng đồng hạ lưu và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cụ thể:

– Cải tạo và bảo đảm an toàn công trình thông qua việc sửa chữa và nâng cấp các đập và hồ chứa bị suy giảm hoặc thiếu khả năng xả lũ.

– Cải thiện thể chế, chính sách quản lý và giám sát an toàn đập quốc gia, tăng cường năng lực quản lý và vận hành và cơ chế phối hợp thông tin trên các lưu vực.

– Nâng cao năng lực quản lý và thực hiện dự án, quản lý xã hội và môi trường.
3. Dự án tại Lào Cai
Gồm 4 công trình nâng cấp cải tạo hồ đập gồm:
- Hồ Phòng Niên huyện Bảo Thắng
- Hồ Phú Nhuận huyện Bảo Thắng
- Hồ Phố Ràng huyện Bảo Yên
- Hồ Tả Sín huyện Bát Xát
- Hồ Tân An, Sung Lảng huyện Văn Bàn
Tổng mức đầu tư dự án: gần 70 tỷ đồng
Dự án do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai làm Chủ đầu tư

Cải tạo hồ Phong Niên huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai

Tác giả bài viết: Nguyễn Thanh Tùng

Nguồn tin: wB8.com.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây